Lâu nay, chúng ta luôn nghĩ vàng bắt nguồn từ lòng đất, được khai thác từ những mỏ vàng ở châu Phi, châu Úc. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lại đưa ra giả thuyết đảo ngược lại.
Có lẽ vàng không bắt nguồn từ lòng đất như chúng ta tưởng. Các nhà nghiên cứu thuộc trường ĐH Michigan, Mỹ đang hợp tác với trường ĐH Công nghệ Darmstadt ở Đức đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi: Các nguyên tố nặng như vàng xuất xứ từ đâu?
Hiện tại có hai giả thuyết để xác định nguồn gốc của vàng: Đầu tiên là vàng hình thành từ vũ trụ bởi sự va chạm giữa một ngôi sao mới hình thành và một ngôi sao già cỗi gây nổ mạnh do trọng lượng của chính nó.
Thứ hai, hai ngôi sao kết hợp neutron va chạm vào nhau, tạo ra các mảnh vỡ trong đó có một lượng vàng được giải phóng và tồn tại trên vũ trụ.
Trong một bài báo gần đây đăng trên tạp chí Physical Review Letters, các nhà nghiên cứu đã nói đến việc dùng mô hình trên máy tính để làm rõ nguồn gốc của vàng.
“Hiện tại chưa ai biết rõ câu trả lời. Nhưng cuộc nghiên cứu này sẽ mở lối cho các cuộc thử nghiệm sau này và phát triển các giả thuyết”- giáo sư Witold Nazarewicz thuộc MSU, là đồng tác giả bài báo, cho biết.
Các nhà nghiên cứu dùng dữ liệu sẵn có được biểu diễn bằng máy tính để mô phỏng sự sản sinh của các nguyên tố hóa học nặng trong ngôi sao mới và ngôi sao kết hợp neutron.
Trước đây, cũng có cuộc nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng vàng và một số kim loại quý khác bắt nguồn từ các trận mưa thiên thạch từ vũ trụ.
Các nhà nghiên cứu thuộc trường ĐH Toronto (Canada) và trường ĐH Maryland (Mỹ) cho rằng: Nhiệt độ cực lớn trong lớp lõi của Trái Đất được hình thành cách đây hơn 4 tỷ năm trước đã làm nóng chảy và tách các kim loại quý khỏi ra lớp vỏ đất đá.
Sau đó những kim loại quý này lắng xuống trong lõi Trái Đất. Việc loài người phát hiện và khai thác nhiều kim loại quý như: osimi, iridi, platin, ruteni, rodi, paladi, vàng... trong lớp vỏ của Trái Đất chứng tỏ các kim loại đó từ vũ trụ đã rơi xuống Trái Đất trong các trận mưa thiên thạch.
Theo khảo sát thiên văn học, trong các thiên hà chứa kho kim loại quý khổng lồ không ngờ tới, trong đó có mỏ vàng, bạc, platin... và các kim loại quý hiếm khác.
Nhân loại đã phát hiện ra hơn 30.000 thiên thạch. Trong đó, khoảng 7.000 thiên thạch đã được nghiên cứu chi tiết. Hầu hết các thiên thạch này đều chứa một lượng đáng kể những tài nguyên và khoáng sản quý hiếm như bạch kim, ruby, titan, kim cương...
(Tài liệu sưu tầm từ Phú Tài)