Truyền thống trao Nhẫn Cưới vốn đã có từ lâu trong quan niệm của người Việt, tuy nhiên việc tặng Nhẫn Đính Hôn thì vẫn là một khái niệm tương đối mới. Cả hai loại nhẫn đều tượng trưng cho sự đính ước và gắn bó của đôi uyên ương, nhưng chúng lại có kiểu dáng, ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
1. Ý nghĩa
Nhẫn đính hôn: Khi muốn cam kết trọn đời với người con gái mà mình yêu thương, chàng trai sẽ ngỏ lời cầu hôn. Khi đó, vật đính ước sẽ là chiếc nhẫn đính hôn xinh xắn.
Nhẫn cưới: Nhẫn cưới là biểu trưng cho sự ràng buộc gắn kết trọn đời trong hạnh phúc, vững bền
2. Thời điểm đeo
Nhẫn đính hôn: Được trao trước thời điểm cưới với mục đích thuyết phục cô gái đồng ý lấy mình
Nhẫn đính hôn
Nhẫn cưới: Được trao trong lễ cưới, là minh chứng cho việc 2 người thực sự thuộc về nhau
3. Số lượng
Nhẫn đính hôn: nhẫn đính hôn luôn là 1 chiếc duy nhất dành riêng cho nữ giới. Cũng có trường hợp cả hai đều đeo nhẫn đính hôn nhưng rất ít.
Nhẫn cưới: Nhẫn Cưới luôn phải đi theo cặp; thường có chi tiết trang trí tương tự nhau hoặc những điểm chung nhất định.
Nhẫn cưới
4. Kiểu dáng
Nhẫn đính hôn: Chiếc nhẫn đính hôn thường có kích cỡ lớn hơn bộ nhẫn cưới và được chế tác cầu kỳ, tinh xảo. Đính đá nổi hoặc gắn đá quý hay kim cương.
Nhẫn đính hôn thường có thiết kế tinh xảo gắn đá quý hoặc kim cương
Nhẫn cưới: Mặc dù nhẫn cưới khá đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng và chất liệu. Nhưng thông thường nhẫn cưới có thiết kế đơn giản hơn so với nhẫn đính hôn, với kiểu dáng tròn, bề mặt trơn và ít họa tiết. Điều quan trọng nhất là chúng phù hợp với điều kiện và sở thích của cả Cô Dâu và Chú Rể.
5. Chất liệu
Nhẫn đính hôn: Chất liệu nhẫn đính hôn thường là vàng trang sức gắn đá quý hoặc kim cương. Người ta tin rằng viên kim cương nắm giữ sức mạnh khiến cho lời thề nguyền trong lễ cưới trở nên bất tử.
Nhẫn cưới: Cặp nhẫn cưới thường được làm bằng vàng hoặc một số kim loại khác như bạch kim.
6. Vị trí đeo nhẫn
Cả nhẫn đính hôn và nhẫn cưới đều được đeo ở ngón áp út tay trái.
(Phú Tài sưu tầm và biên soạn)