Vàng có vai trò nổi bật trong cả giới đầu tư và tiêu dùng. Mặc dù không còn được sử dụng như một phương thức tiền tệ chính ở các nước phát triển, nhưng vàng tiếp tục tác động mạnh đến giá trị của tiền tệ các nước đó. Vàng được dùng để chống lại lạm phát.
Có một sự tương quan mạnh mẽ giữa giá trị của vàng và sức mạnh tiền tệ kinh doanh trên thị trường ngoại hối. Để hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa vàng và kinh doanh ngoại hối, chúng ta hãy xem xét 5 khía cạnh quan trọng sau:
Ngay từ đế chế La Mã Phương Đông (Byzantine), vàng đã được sử dụng để hỗ trợ tiền định danh hoặc các loại tiền tệ khác được coi là hợp pháp tại quốc gia xuất xứ của chúng. Vàng cũng được dùng như tiền dự trữ của thế giới trong khoảng thời gian gần cuối thế kỷ 20. Mỹ đã sử dụng kim bản vị cho đến năm 1971 khi Tổng thống Nixon quyết định không dùng nữa.
Một trong những lý do kim bản vị được sử dụng là vì nó hạn chế số lượng tiền in của các quốc gia. Khi kim bản vị bị bãi bỏ, các nước không thể dễ dàng in tiền định danh trừ khi họ sở hữu một số lượng vàng tương đương. Mặc dù kim bản vị không còn được sử dụng ở các nước phát triển, một số nhà kinh tế cảm thấy chúng ta nên quay lại sử dụng chúng vì sự biến động của đồng đô la Mỹ và các ngoại tệ khác.
Các nhà đầu tư thường mua vàng với số lượng lớn khi đất nước đối mặt với lạm phát cao. Nhu cầu vàng tăng cao trong suốt thời kỳ lạm phát vì giá trị vốn có của nó cũng như nguồn cung hạn chế. Vàng có thể giữ giá trị tốt hơn nhiều so với các hình thức tiền tệ khác vì nó không bị mất giá.
Ví dụ như vào tháng 4 năm 2011, các nhà đầu tư lo sợ sự giảm giá trị của tiền tệ định danh và giá vàng đã tăng lên mốc đáng kinh ngạc 1.500 USD/ounce. Điều này cho thấy có rất ít niềm tin vào các loại tiền tệ trên thị trường thế giới.
Giá trị tiền tệ của một quốc gia gắn chặt với giá trị xuất nhập khẩu của nước đó. Khi một quốc gia nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, giá trị đồng tiền của nước này sẽ suy giảm. Ngược lại, giá trị tiền tệ sẽ tăng lên khi quốc gia này là một nước xuất khẩu ròng. Như vậy, đồng tiền của một quốc gia xuất khẩu vàng hoặc có thể tiếp cận với những nguồn dự trữ vàng sẽ tăng giá trị khi giá vàng tăng, vì điều này làm tăng giá trị tổng kim ngạch xuất khẩu của nước đó.
Nói cách khác, giá vàng tăng có thể tạo ra thặng dư thương mại hoặc giúp bù đắp thâm hụt thương mại. Ngược lại, các nước nhập khẩu vàng nhiều chắc chắn sẽ làm đồng tiền của nước mình yếu đi khi giá vàng tăng. Ví dụ, các quốc gia chuyên sản xuất sản phẩm làm bằng vàng nhưng không có đủ dự trữ vàng sẽ là nước phải nhập khẩu vàng nhiều. Vì vậy, họ sẽ đặc biệt nhạy cảm khi giá vàng tăng.
Khi các ngân hàng Trung ương mua vàng sẽ tác động đến cung, cầu tiền nội địa và có thể dẫn đến lạm phát. Điều này phần lớn là vì các ngân hàng phụ thuộc vào việc in thêm tiền để mua vàng, và do đó tạo ra một nguồn cung dư thừa đồng tiền định danh.
Nhiều người nhầm lẫn sử dụng vàng như là một đại diện tuyệt đối để xác định giá trị tiền tệ của một quốc gia. Mặc dù chắc chắn có một mối quan hệ giữa giá vàng và giá trị của một loại tiền tệ định danh, nhưng không phải lúc nào cũng có một mối liên hệ nghịch đảo như nhiều người nghĩ.
Ví dụ, nếu một ngành nào đó có nhu cầu cao, cần vàng để sản xuất thì sẽ làm cho giá vàng tăng. Nhưng điều này không nói lên được điều gì về đồng nội tệ. Đồng tiền này có thể có giá trị cao ở cùng thời điểm. Do đó, trong khi giá vàng thường được sử dụng để phản ánh giá trị đồng đô la Mỹ, thì các điều kiện cần được phân tích để xác định là liệu thực sự có một mối quan hệ nghịch đảo hay không.
Vàng có một tác động mạnh mẽ đến giá trị của các loại tiền tệ trên thế giới. Mặc dù kim bản vị đã không còn được sử dụng, nhưng vàng, như một loại hàng hóa có thể đóng vai trò như một vật thay thế cho các loại tiền định danh và được sử dụng để chống lại lạm phát. Không còn nghi ngờ gì nữa, vàng sẽ tiếp tục giữ vai trò không thể thiếu trong thị trường ngoại hối. Do đó, vàng cần được theo dõi, phân tích để biết được tình trạng sức khỏe nền kinh tế nội địa và quốc tế.
(Phú Tài tổng hợp)