Mặc dù giá vàng thế giới tăng nhưng trong nước vẫn khá ổn định đầu phiên giao dịch sáng nay. Vàng SJC đang giao dịch tại: 56,60 – 57,35 triệu/lượng (MV - BR). Vàng nhẫn tròn trơn 999.9 của Công ty VBĐQ Phú Tài niêm yết: 51,40– 52,10 triệu/lượng.
Giá vàng trong nước vẫn khá ổn định, chỉ giao động trong biên độ nhẹ đầu phiên sáng nay, Cụ thể:
Tại thị trường TP.HCM: Giá vàng SJC được Công ty VBĐQ Sài Gòn giao dịch tại: 56,60 – 57,35 triệu/lượng (mua vào - bán ra), đi ngang cả chiều mua vào và bán ra so với giá chốt phiên liền trước.
Tại Hà Nội: Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Tài công bố giá vàng nhẫn tròn trơn 999.9 Phú Tài ở mức: 51,40– 52,10 triệu/lượng (mua vào – bán ra), tăng 100.000đ/lượng cả chiều mua vào và bán ra so với giá phiên hôm qua.
Giá vàng trên thị trường thời gian gần đây liên tục thể hiện xu hướng ổn định. Mọi biến động đều trong biên độ nhẹ. 1 tuần nay, vàng vẫn quanh quẩn quanh mốc 57,3 triệu/lượng đối với vàng SJC và 52 triệu/lượng đối với vàng 999,9 của các thương hiệu lớn. Lực mua bán trên thị trường cũng không có những biến động lớn đáng kể.
Kể từ ngày 12/7, Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Tài tổ chức chương trình ƯU ĐÃI LỚN mừng sinh nhật 6 năm Phú Tài. Theo đó khách hàng mua vàng và trang sức từ ngày 12 – 22/7 đều được giảm giá và còn có cơ hội được nhận quà tặng ý nghĩa, giá trị là vòng phong thủy hợp mệnh. Từ phiên 12 đến nay, lượng khách giao dịch tại Phú Tài tăng lên rõ rệt hưởng ứng chương trình ưu đãi.
Đầu phiên sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.815 USD/ounce. Vàng giao tháng 8 trên sàn Comex New York ở mức 1.814 USD/ounce. Giá vàng thế giới đêm 13/7 thấp hơn khoảng 4,2% (80 USD/ounce) so với cuối năm 2020. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 51,4 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 6,0 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 13/7.
Giá vàng trên thị trường quốc tế quay đầu tăng vọt lên trên ngưỡng 1800 USD/ounce sau khi Mỹ công bố kỷ lục trong 13 năm. Bộ Lao động Mỹ cho biết, lạm phát trong tháng 6 tăng 0,9% sau khi đã tăng 0,6% trong tháng 5. Đây là mức tăng mạnh, cao hơn nhiều so với dự báo 0,5% của các nhà kinh tế đưa ra trước đó. Cũng theo Bộ Lao động Mỹ, đây là mức tăng theo tháng mạnh nhất kể từ tháng 6/2008 khi mà lạm phát tăng 1%.
Lạm phát lõi tiếp tục chứng kiến mức tăng chưa có tiền lệ. Theo đó, lạm phát tăng tới 4,5% trong vòng 1 năm qua. Đây là mức tăng theo năm cao nhất kể từ tháng 11/1991. Lạm phát tăng cao đã ngay lập tức kéo giá vàng đi lên cho dù đồng USD cũng tăng so với các đồng tiền khác.
Thế giới đang đối mặt với một đợt bùng phát dịch Covid-19 với chủng virus mới. Những bất ổn khiến cả vàng và USD tăng giá. Vàng tăng ngay cả khi người dân nhiều nước phải bán vàng ra để chi tiêu khi thu giảm giảm vì dịch.
Lạm phát tăng cao cũng khiến lợi tức thực trái phiếu chính phủ Mỹ thấp hơn. Trong tuần trước, lợi tức đã xuống -1% lần đầu tiên kể từ tháng 2.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cũng lưu ý rằng vàng có thể gặp khó trong ngắn hạn bởi lạm phát tăng có thể khiến Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phải tăng lãi suất sớm hơn so với kỳ vọng. Trong cuộc họp tháng 6, Fed đã phát đi tín hiệu có thể tăng lãi suất vài lần trong năm 2023, thay vì năm 2024 như dự kiến trước đó.
Giá hàng hóa dịch vụ tiếp tục tăng mạnh. Nhiều báo cáo lo ngại về tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng trong khi nhu cầu vẫn đang gia tăng ở nhiều nước trên thế giới. Dù vậy, trên Kitco, nhiều nhà kinh tế vẫn kỳ vọng hiện tượng lạm phát tăng cao chỉ là tạm thời.
"Vàng Phú Tài – Giữ chữ Tín, trao Tài lộc"
(Trung tâm Phân tích thị trường vàng - Công ty Vàng Bạc Đá quý Phú Tài)