Giá vàng trong nước chưa có dấu hiệu bứt phá đầu phiên sáng nay. Vàng SJC đang giao dịch tại: 68,15 – 68,80 triệu/lượng (MV – BR). Vàng nhẫn tròn trơn 999.9 của Công ty VBĐQ Phú Tài niêm yết tại: 54,50– 55,25 triệu/lượng.
Tin nóng giá vàng trong nước
Giá vàng trong nước biến động nhẹ. Cụ thể:
Tại thị trường TP.HCM: Giá vàng SJC được Công ty VBĐQ Sài Gòn giao dịch tại: 68,15 – 68,80 triệu/lượng (mua vào - bán ra), giảm 50.000đ/lượng cả chiều mua vào và bán ra so với giá cùng thời điểm phiên hôm qua.
Tại Hà Nội: Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Tài công bố giá vàng nhẫn tròn trơn 999.9 Phú Tài ở mức: 54,50– 55,25 triệu/lượng (mua vào – bán ra), đi ngang cả chiều mua vào và bán ra so với giá phiên liền trước.
Trong suốt tuần này giá vàng biến động nhẹ nên không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động giao dịch của người dân và khách đầu tư. Nhu cầu mua bán vẫn xuất phát từ khách đầu tư là chủ yếu. Bên cạnh đó một bộ phận khách giao dịch theo nhu cầu tự nhiên.
Kể từ đầu tuần đến nay, tại các chi nhánh kinh doanh của Công ty Vàng Phú Tài lượng khách giao dịch không có biến động lớn. Nhu cầu mua bán tương đối ổn định.
Tin nóng giá vàng thế giới
Giá vàng thế giới trên sàn Kitco giao dịch ở mức 1923.4 - 1924.4 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn tháng 6 giảm 5 USD xuống 1922,6 USD/ounce.
Giá vàng đã xóa dần các khoản lỗ nhẹ và giao dịch ổn định hơn sau khi biên bản FOMC vừa được công bố. Nhiều người coi biên bản FOMC là không quá cứng rắn, điều này cho phép thị trường kim loại quý tăng cao hơn trong một thời gian ngắn. Nhưng Lợi suất trái phiếu tăng trong tuần này là một yếu tố gây giảm giá cho thị trường kim loại.
Biên bản của FOMC cho thấy các thành viên thấy lượng chứng khoán Mỹ rút ra hàng tháng là 95 tỷ USD (thắt chặt định lượng). Nhiều thành viên ủng hộ việc tăng lãi suất 50 điểm cơ bản trong cuộc họp FOMC tiếp theo và có thể tương tự trong một vài cuộc họp tiếp theo sau đó. Các thành viên cũng tin rằng cuộc chiến Nga-Ukraine đã khiến áp lực lạm phát tăng lên đáng kể.
Vàng vẫn có nhiều yếu tố hỗ trợ như ngành công nghiệp vàng của Nga gần đây không bán vàng sang các nước châu Âu. Do vậy, nguồn cung trên thế giới suy giảm.
Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đã bán ròng vàng trong hai tháng đầu năm 2022. Tuy nhiên, dự báo họ sẽ mua ròng. Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã tạo ra sự bất ổn địa chính trị đáng kể, khiến một số quốc gia đặt câu hỏi về vai trò của USD với tư cách là đồng tiền dự trữ của thế giới.
"Vàng Phú Tài – Giữ chữ Tín, trao Tài lộc"
(Trung tâm Phân tích thị trường vàng - Công ty Vàng Bạc Đá quý Phú Tài)