Danh mục
Tìm hiểu cơ bản về nguyên liệu, phụ liệu trong gia công chế tác kim hoàn
Tìm hiểu cơ bản về nguyên liệu, phụ liệu trong gia công chế tác kim hoàn Ngày đăng: 10/09/2016

I – NGUYÊN LIỆU DÙNG TRONG GIA CÔNG CHẾ TÁC SẢN PHẨM:

1- Hiểu biết cơ bản về vàng :

Vàng được loài người tìm thấy trong thiên nhiên từ rất lâu. Trong tự vị cổ ấn độ từ năm 6000 trước đây đã có ghi từ “vàng”.

Vàng tồn tại trong tự nhiên như một thành phần cấu tạo nên vỏ của trái đất chiếm tỷ lệ 4,3 x 10-7%. trong nước biển cũng chứa một lượng vàng trung bình khoảng 0,05mg/m3. Người ta khai thác vàng chủ yếu từ các mỏ dưới dạng vàng gốc và vàng sa khoáng ( tức là đào đãi từ đất đá, cát sỏi)

Từ thời khởi thuỷ xa xưa, khi con người phát hiện ra sự có mặt của vàng trong tự nhiên, người ta đã tìm đủ mọi cách nhằm khai thác được vàng. Nhưng tổng số vàng đã khai thác từ đó đến nay chỉ đủ làm 1 khối đặc thể rắn có thể tích bàng 16 m3 tức là tương đương với kích thước của toà nhà lớn. Bởi vậy vàng được xếp vào hàng kim loại quý và hiếm.

   - Tính chất vật lý (lý học) của vàng:

Vàng thực chất là 1 kim loại mầu vàng sẫm, ánh đỏ có tên la tinh là: aurum ( ký hiệu là Au ). Ở nhiệt độ môi trường bình thường, vàng tồn tại ở thể rắn có khối lượng riêng d = 19,346 gr/cm3 tại nhiệt độ 20oc . Nhiệt độ nóng chảy của vàng là 1.064oc, nhiệt độ sôi ban đầu 2807oc à 2950oc . Khi nóng chảy, vàng dễ dàng hoà tan với các kim loại mầu khác như: đồng (Cu), bạc (Ag), kẽm (Zn), nhôm (Al), thiếc (Sn), Niken (Ni) v.v. . .

Từ trạng thái chảy lỏng đến điểm đông đặc hoàn toàn thể tích của vàng giảm rất nhiều. khi nguội tới điểm nóng đỏ, nếu trong vàng có lẫn các kim loại khác đột nhiên bề mặt xuất hiện mầu lục sẫm. Sự có mặt các kim loại khác lẫn trong vàng sẽ làm thay đổi đáng kể kết cấu tinh thể của vàng làm cho nó trở thành một hợp kim cứng rắn, đàn hồi hoặc giòn vỡ tuỳ theo tính chất và hàm lượng của kim loại có trong hợp chất.

Vàng nguyên chất là một kim loại tương đối mềm, dễ kéo dài, dát mỏng, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Vàng còn là một chất có tính phản xạ tuyệt vời nếu phủ lên bề mặt vật thể một lớp vàng mỏng nó có thể phản xạ tới 90% sự phóng xạ có mật độ cao hoặc bức xạ nhiệt.

Tính chất hoá học của vàng:

- Vàng là một kim loại không tan trong đơn chất axít, không bị ôxy hoá trong môi trường tự nhiên, không bị tác động bởi các muối kiềm. Vàng tan mạnh trong hỗn hợp axít HCL (axít clo hydríc) và axít HNO3 (axít nitric) với tỷ lệ: 1 phần HNO3 + 3 phần HCL (gọi là nước cường toan) khi đun nóng:

- AU + (3HCL + 1HNO3) ® HAuCL4 + H2O + NO2­.

- Vàng tan chậm trong dung dịch natri cyanua (NaCN) khi có sự tác động của ôxi già (h2o2) thì tan mạnh hơn:

Au + NaCN + H2O2 ® Na[Au(CN2)] +H2O

Các hợp chất của vàng như: AuCL3, Na[Au(CN2)] là những chất ôxi hoá rất mạnh nên dễ dàng dùng các chất khử như SnCL2 (muối clorua thiếc), FeSo3 (sunfat sắt), Na2SO3 (natrisunfit), AL (nhôm), Zn (kẽm)v.v.. Để giải phóng vàng ra khỏi hợp chất của chúng nhằm thu lại vàng nguyên chất.

- Vàng tan được trong thuỷ ngân lỏng tạo thành hỗn hống vàng + thuỷ ngân. Khi hàm lượng vàng trong hỗn hống đạt 15% au thì hỗn hống trở nên đông rắn.

- Vàng dễ hoà tan trong nhôm kim loại khi có nhiệt độ cao. Vàng nung nóng ở nhiệt độ 600°c nếu tiếp xúc với nhôm (Al) thì nhôm sẽ bị tan biến trong vàng trở thành hợp kim giòn vỡ ánh kim màu tím.

- Vàng được sử dụng trong cuộc sống với nhiều mục đích khác nhau trên các lĩnh vực khoa học kỹ thuật. trong đời sống xã hội, vàng được coi là tài sản có giá trị cao thường được lưu giữ làm nguồn tài chính dự trữ, dùng làm phương tiện thanh toán trong mua bán tài sản và một phần được dùng làm đồ trang sức. Đeo đồ trang sức bằng vàng có khả năng phòng chống các tác động của thời tiết đến sức khoẻ con người.

2. Các dạng hợp kim của vàng dùng trong chế tác trang sức

* Vàng tây

Là hợp kim đa nguyên tố các kim loại màu mà trong đó thành phần của vàng là nguyên tố mang tính đặc trưng về giá trị của nó. vận dụng tính biến cứng của hợp chất các kim loại màu (các kim loại màu ở dạng đơn chất thường là mềm dẻo, nhưng khi pha trộn từ 2 nguyên tố trở lên với nhau thì trở thành một hợp chất bền vững có độ cứng cao, chịu mài mòn hoặc đàn hồi tốt).

- Người ta pha nấu vàng nguyên chất cùng với một số kim loại màu khác như: đồng (Cu), bạc (Ag), Niken (Ni) với những tỷ lệ thích hợp để tạo thành một hỗn hợp kim loại có tính bền cao chịu được sự va đập mà không biến dạng, chống được sự mài mòn, không bị oxi hoá trong môi trường tự nhiên, không bị tác động của các muối kiềm v.v.. dùng để chế tác các sản phẩm mỹ nghệ kim hoàn có hoạ tiết cầu kỳ, có nạm ngọc, gắn kim cương đảm bảo cho sản phẩm có độ kết cấu tốt, độ sáng bóng cao và không bị long, rơi mất đá, ngọc trong quá trình sử dụng.

- Căn cứ vào hàm lượng vàng có trong vàng tây mà xác định chất lượng của vàng tây (còn gọi là phân định tuổi vàng), ví dụ:

- Hợp chất có chứa 75% Au gọi là vàng tây 7 tuổi rưỡi hay vàng 18k.

- Hợp chất có chứa 58,5% Au gọi là vàng tây 5,85 tuổi hay vàng 14k.

- Hợp chất có chứa 50% Au gọi là vàng tây 5 tuổi hay vàng 12k.

Để tạo ra vàng tây, trước khi nấu luyện vàng với những kim loại khác, người ta pha trộn các kim loại phụ cần thiết với nhau để tạo ra một hợp chất phụ gia gọi là “hội”. Mỗi quốc gia, mỗi phường thợ có một công thức chế hội khác nhau về tỷ lệ các kim loại phụ có trong đó. Chất liệu hội khác nhau khi đem pha nấu với vàng sẽ thu được vàng tây có đặc tính khác nhau về màu sắc và các cơ lý tính khác. Bởi vậy vàng tây của nga có màu sắc khác vàng tây của italia.

Với lòng say mê nghề nghiệp và trí sáng tạo trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật, giám đốc công ty bảo tín minh châu đã thành công trong việc chế luyện ra loại vàng tây đặc biệt của BẢO TÍN MINH CHÂU được các tính chất ưu việt hơn hẳn các loại vàng tây khác do thợ việt nam chế thường thấy trên thị trường vàng trang sức việt nam.

* Vàng trắng

- Là hợp kim đa nguyên tố các kim loại màu quí hiếm pha trộn với vàng nguyên chất nhằm làm cho màu cơ bản của vàng nguyên chất biến mất tạo thành một hợp kim của vàng có màu trắng bạch kim nhằm thay thế phần nào kim loại platin trong kỹ nghệ chế tác trang sức có gắn kim cương, ngọc quý để hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo các tính chất kỹ thuật, mỹ thuật cần thiết.

- Vàng trắng được chế với chất lượng thông dụng ở hàm lượng 75% au hay vàng trắng 18k. Còn 58,5% Au còn gọi vàng trắng 14k.

Do vàng trắng là hợp kim của vàng nên dù sao vẫn còn hiển thị ánh kim màu vàng rất nhạt. Vì vậy khâu hoàn thiện cuối cùng của công nghệ chế tác trang sức bằng vàng trắng, người ta phải xi, mạ lên bề mặt của sản phẩm một lớp hợp kim rođititan nhằm đạt màu sáng trắng và có tác dụng bảo quản độ sáng bóng của đồ vật.

* Platin

Platin là một nguyên tố đơn chất kim loại màu trắng ký hiệu là Pt. platin có tính dẻo dai, dẫn điện, dẫn nhiệt rất tốt không bị oxi hoá, không bị axít ăn mòn. Platin không tan trong đơn chất axít nhưng tan mạnh trong hỗn hợp axít 3HNO 3 + 1HCL (gọi là nước cường toan nghịch) khi đun nóng.

Pt có trọng lượng nguyên tử = 195,09.

Pt có khối lượng riêng: d = 21,45gram/cm3

Nóng chảy ở nhiệt độ 1700°c.

Platin được sử dụng nhiều trong kỹ thuật công nghệ cao như: dụng cụ trong các phòng thí nghiệm, lõi can đo nhiệt của lò nung cao tần.v.v.. platin cũng được dùng để chế tác trang sức cao cấp có gắn kim cương. Do nhiệt độ nóng chảy của pt cao hơn rất nhiều so với vàng nên kỹ nghệ gia công chế tác rất khó khăn và giá thành sản phẩm cao.

Sử dụng đồ trang sức bằng platin có tác dụng chống lại sự căng thẳng của thần kinh. Dùng platin cạo gió ở cổ tay, thái dương, dọc sống lưng sẽ làm thư giãn thần kinh.

* Vẩy hàn

Vẩy hàn cũng là một hợp kim của vàng, thành phần cơ bản của vảy hàn vàng cũng gần giống như vàng nhưng trong đó người ta pha thêm một lượng nhỏ chất trợ chảy như: kẽm (Zn), cađimi (Cd), nhằm làm cho nhiệt nóng chảy của vảy hàn thấp hơn nhiệt nóng chảy của vàng tây để dùng vảy hàn làm chất kết dính khi hàn chắp các chi tiết tạo nên sản phẩm. Hợp kim phụ được chế vảy hàn được gọi là “hiệp”.

- Đơn vị đo trọng lượng của vàng:

Trên thị trường thế giới hiện nay thường dùng các đơn vị đo trọng lượng vàng là: gram, đồng cân (chỉ), ounce (oz), troy ounce (oztr).

Trên thị trường giao dịch việt nam thường dùng đơn vị tính bằng đồng cân (chỉ).

Một đồng cân (chỉ) = 3,75gram

Một đồng cân (chỉ) = 10 phân = 100 ly = 1000 lai (zem)

Mười đồng cân = 1 lượng (cây).

Một kilôgam = 26,666 lượng (cây) = 266,66 chỉ = 2666,6 phân = 26666 ly = 266660 lai (zem).

Thị trường giao dịch thế giới có những đơn vị ounce:

- Avoidrupoids ounce viết tắt là oz hoặc ozavdp. 1ounce = 28,394 gram.

- Troy ounce viết tắt là oztr. 1troy ounce = 31,103 gram = 8,294133 chỉ.

(Tài liệu sưu tầm)