Danh mục
CÁC KIM LOẠI QUÝ
CÁC KIM LOẠI QUÝ Ngày đăng: 09/10/2016

Các kim loại quý:  Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta tiếp xúc bao nhiêu là vật liệu, trong số đó các kim loại quý là những thứ không thể thiếu và chúng được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Kim loại quý chính thường dùng trong ngành kim hoàn là bạcvàngbạch kim. Hầu hết các kim loại quý dùng trong trang sức thường ở dạng hợp kim, ít khi ở dạng nguyên chất trừ vàng. Một số kim loại khác như đồng, kẽm, nicken, coban, iridium… dùng trong pha chế hợp kim quý.

Vàng:  Vàng hiện diện trong tự nhiên cũng hiếm khi ở dạng tinh thể lập phương hay hình bát diện, mà chủ yếu là dạng hạt, vảy, cục, sợi và nhánh cây. Khoáng vật vàng tự nhiên thường có màu vàng kim, vàng đồng, nếu chứa thêm bạc thì màu vàng sẽ nhạt hơn, vết rạch màu vàng kim sáng. Độ cứng 2,5 đến 3.

Một kiểu dạng vàng tự nhiên

Vàng ký hiệu là Au. Vàng nguyên chất có màu vàng kim, tỷ trọng 19,31. Nhiệt nóng chảy của vàng là 1064,18oC. Vàng dễ dát mỏng, dễ kéo dài. Vàng không bị oxi hóa, không bị ố trong môi trường tự nhiên. Vàng không bị acid đơn hòa tan, chỉ hòa tan trong dung dịch cường toan (hỗn hợp của acid nitric và acid clorhydric). Vì có màu đẹp và những tính chất vững bền với môi trường, vàng được dùng rộng rãi trong ngành kim hoàn và làm tiền vàng, vàng thỏi, vàng miếng. Trang sức vàng được chế tác từ vàng ròng và các hợp kim của vàng với nhiều loại màu sắc khác nhau.

Giá vàng cao hơn bạc khoảng hơn 56 lần và thấp hơn bạch kim khoảng gần 2 lần.

Tuổi vàng theo hàm lượng phần trăm, phần ngàn hay theo Karat.

Karat

(Mỹ)

Vàng %

Tuổi vàng

Hàm lượng phần ngàn (châu Âu)

24K

99.9%

10

999 hay 999,9

22K

91.6%

9,1

916 hay 917

21K

87.5%

8,7

875

18K

75.0%

7,5

750

15K

62.5%

6,2

625

14K

58.3%

5,8

583 hay 585

12K

50.0%

5,0

500

10K

41.6%

4,1

416 hay 417

9K

37.5%

3,7

375

8K

33.3%

3,3

333

 

Vàng được sử dụng nhiều trong nữ trang. Để được gọi là nữ trang vàng thì hàm lượng vàng thấp nhất tại Mỹ và Nhật là 10K; Tây Ban Nha, Anh và Canada: 9K; Đức: 8K. Vàng trang sức 14K và 18K thì phổ biến nhất.

Việt Nam gọi vàng 24K thì phải có hàm lượng vàng là 99,99% hay bốn số 9 (gọi theo số lượng số 9 đứng đầu); vàng 3 số 9 (99,9x%); vàng 2 số 9 (99,x%).  

Các loại vàng miếng SJC đều là vàng bốn số 9 (= 99,99%), nghĩa là vàng 24K hay vàng nguyên chất, vàng ròng.

Đóng dấu hàm lựơng vàng (tuổi vàng): Số đóng cho biết hàm lượng vàng trong sản phẩm, thể hiện bằng phần trăm, phần ngàn hoặc karat (phần 24). Dấu có thể nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc lúp. Dấu tuổi thường đi kèm với dấu nhãn hiệu nơi sản xuất.

Bên trái: dấu của vàng 14K là 58,5%. Bên phải: vàng 10 K là 41,7%.

Bên trái: dấu vàng 12K. Bên phải: dấu vàng 24K.

Thí dụ: Một số cách đóng dấu tuổi:

+ 75; 75%; 750; 18K; K18 thể hiện vàng có hàm lượng 75%

+ 99.99; 99.99%, 9999; 24K; K24 là vàng ròng.

Bạc:  Bạc tích tụ trong tự nhiên với dạng khoáng vật độc lập hoặc là kết hợp với vàng hay thủy ngân hoặc với ít acsen và antimon. Bạc tự nhiên hiếm khi ở dạng tinh thể lập phương và bát diện, thường thì có  dạng sợi, vảy, nhánh cây hoặc khối. Khoáng vật bạc trong tự nhiên thường có bề mặt ố vàng, nâu, đen. Vết rạch màu trắng bạc đến xám chì, sáng. Độ cứng 2,5 đến 3 trên thang Mohs.

Một kiểu dạng bạc tự nhiên

Bạc ký hiệu là Ag. Bạc nguyên chất có màu trắng bạc, tỷ trọng 10,49. Nhiệt nóng chảy của bạc là 961,78oC. Bạc khá mềm, dễ dát mỏng và kéo dài. Bạc dễ bị acid nitric hòa tan. Nó vững bền trong không khí và nước tinh khiết, tuy nhiên bị ố khi tiếp xúc với môi trường có khí ozone, hydro sulfide hoặc lưu huỳnh.

Bạc thường được dùng để chế tác nữ trang bình dân hay nữ trang thời trang vì giá thành rẻ, dễ chế tác và không sợ hao hụt. Người đeo nữ trang bạc dễ thay đổi mẫu mới. Bạc thường dùng chế tác nữ trang là bạc pha (sterling silver) vì bạc nguyên chất quá mềm. Bạc pha gồm 92,5% là bạc nguyên chất cộng với 7,5% là hội, mà chủ yếu là đồng.

Giá trị của bạc thấp hơn vàng khoảng 56 lần và cao hơn đồng khoảng 52 lần.
Đóng dấu tuổi bạc: Nhiều nơi không đóng dấu hàm lượng bạc vì cho rằng giá trị của bạc trong nữ trang là nhỏ, không cần quan tâm lắm và hầu hết nữ trang bạc bán ra sẽ không mua lại nên không có nhu cầu kiểm tra tuổi bạc. Trang sức bằng bạc thường làm bằng bạc pha, nếu có đóng dấu thì thường là đóng số 925 (92,5% là bạc).

Bạch kim:  Bạch kim cũng hiện diện trong tự nhiên với dạng đơn khoáng, hiếm khi dạng khối vuông, hầu hết dạng hạt, vảy, cục. Khoáng bạch kim có màu trắng đến xám thép, không bị ố, vết rạch có màu xám thép nhạt. Độ cứng 4 đến 4,5 trên thang Mohs.

Một kiểu dạng bạch kim tự nhiên.

Bạch kim ký hiệu là Pt. Bạch kim nguyên chất có tỷ trọng rất cao là 21,45, nhiệt độ nóng chảy rất cao 1768,4oC. Bạch kim không bị oxi hóa, không bị hòa tan bởi các acid đơn, chỉ hòa tan trong dung dịch cường toan. Nhờ vững bền với môi trường, có màu trắng xám, cứng hơn vàng bạc, khó trầy xước hơn nên bạch kim được dùng nhiều trong trang sức cao cấp, nhất là nữ trang gắn kim cương. Tuy nhiên vì cứng hơn và nhiệt độ nóng chảy quá cao, công nghệ chế tác trang sức bằng bạch kim thì cao cấp và phức tạp hơn công nghệ chế tác vàng.
Đóng dấu tuổi bạch kim:

Bên trái: dấu đóng cho thấy món hàng gồm 2 quý kim: bạch kim 95% và vàng 75%.

Bên phải: món hàng chỉ có bạch kim 90%.

+ Bạch kim được đóng bằng chữ PT hay Plat, và đứng sau hay trước số chỉ hàm lượng phần ngàn.

+ PT 950 hay 950 PT, hoặc số lớn hơn 950: Được xem là bạch kim ròng, phần hội không đáng kể.

+ PT 850 đến PT 950: Hàm lượng bạch kim 85 đến 95%, không cần liệt kê thành phần hội.

+ Hàm lượng bạch kim trong khoảng > 500 đến < 850: Tuổi có thêm chữ PT hay Plat và phải kèm theo tên và hàm lượng của hội. Td: 650Pt 350Ir Đây là hợp kim chứa

65% là bạch kim, 35% là iridium.

+ Nếu < 500 (50%) sẽ không được phép đóng dấu bạch kim.

(Tài liệu sưu tầm)